• Tài khoản
    Mật khẩu
  • Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị

    Tòa nhà M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ - Quận Đống Đa, Hà Nội
    Tel: (84-04) 37738600 , Fax: (84-04)37738640
    Email: hud@hn.vnn.vn.
    Website: http://www.hud.com.vn

Giới thiệu

  • Lịch sử hình thành

        Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) là Tổng công ty Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định tại QĐ số 90 TTG ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính Phủ và Quyết định số 08/2000 QĐ-BXD ngày 02/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

        Tổng công ty được thành lập năm 2000, tiền thân là Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (thành lập năm 1989). Qua 20 năm hoạt động, vị thế của Tổng công ty ngày càng được củng cố, phát triển ở thị trường trong và ngoài nước với thương hiệu “HUD” – là một trong những thương hiệu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển các dự án nhà ở và khu đô thị mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua.

        Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba và lần thứ chín. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX; đến năm 2005, Tổng Công ty đã hoàn thành cổ phần hoá các đơn vị thành viên và chuyển sang hoạt đọng theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng Công ty gồm có 20 đơn vị thành viên là các công ty con, công ty liên kết, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây lắp, tư vấn thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ đô thị, và dịch vụ vui chơi giải trí với nhiệm vụ chính là triển khai các dự án đô thị mới và nhà ở. Các công ty thành viên là các công ty cổ phần hoạt động tại các địa bàn trọng điểm, các thành phố và các đô thị trong cả nước. Mối quan hệ giữa công ty mẹ - Tổng Công ty và các công ty con thành viên là mối quan hệ bình đảng, hoạt động theo nguyên tắc hợp đồng hợp tác để thực hiện kế hoạch phát triển chung của Tổng Công ty.

        Quán triệt phương châm “Kết hợp kinh doanh và phục vụ, lấy phục vụ để phát triển” Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị liên tục phát triển với nhiều dự án và khu đô thị mới quy mô khác nhau tạo ra những khu đô thị mới đồng bộ, văn minh, hiện đại với môi trường, cảnh quan xanh, sạch đẹp, thực sự phục vụ cuộc sống bình yên của người dân đến định cư tại khu đô thị.
        
        Điển hình là khu đô thị mới Linh Đàm (thủ đô Hà Nội) là mô hình Đô thị mới do Tổng Công ty khởi xướng và thực hiện thành công đã mở đầu cho mô hình phát triển khu đô thị mới và trở thành xu thế phát triển đô thị hiện nay ở Việt Nam. Khu đô thị Linh Đàm đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định công nhận là một trong hai “khu đô thị kiểu mẫu” của Việt Nam hiện nay.

    Với những thành quả trong 20 năm phát triển và đổi mới, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị vinh dự được Chính phủ chọn là doanh nghiệp nòng cốt để hình thành Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị Việt Nam.

        
        Quá trình hình thành Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam

        Quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi quá trình tích tụ vốn và các nguồn lực để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Hơn nữa, để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện điều tiết vĩ mô hiệu quả và đảm bảo an sinh xã hội, tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX), Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương đã chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh trong các ngành, lĩnh vực then chốt nhằm tập trung các nguồn lực, tạo lợi thế và quy mô và tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ trong chuỗi giá trị.

        Đứng trước yêu cầu tất yếu đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo cơ chế thí điểm thành lập và vận hành các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực. Kể từ năm 2005 đến nay đã có 8 tập đoàn kinh tế Nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động. Tháng 11/2009, Nghị định 101/NĐ-CP/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế Nhà nước, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong lĩnh vực này.

        Trong số các lĩnh vực kinh tế, phát triển đô thị và nhà ở là một lĩnh vực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một mặt, lĩnh vực này đóng góp một tỷ trọng lớn trong GDP và là lĩnh vực có sự tham gia của nhiều ngành sản xuất dịch vụ quan trọng như xây dựng, vật liệu xây dựng, chưa kể những tác động gián tiếp đến các ngành kinh tế khác như hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ,...

        Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa trong những năm vừa qua một mặt đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng mặt khác đã tạo ra sức ép khá căng thẳng về nhiều mặt, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ để giải quyết. Thị trường bất động sản phát triển và phần nào đã giải quyết được nhu cầu nhà ở của người dân nhưng còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản đa số còn mang tính tự phát và tập trung vào phục vụ các đối tượng có thu nhập cao với mục tiêu lợi nhuận. Tính minh bạch của thị trường còn được đánh giá là thấp và biến động khó kiểm soát, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi phải có sự định hướng và điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo thị trường bất động sản vận hành một cách công khai, minh bạch và hiệu quả, đồng thời đảm bảo chính sách xã hội về nhà ở đối với cá tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách.

        Đó là những lý do tất yếu, khách quan để hình thành một tập đoàn kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở. Ngày 30/7/2009, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam.

        Ngày 12/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con gồm Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị là Công ty mẹ (trên cơ sở tổ chức lại bộ máy Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị)  và các doanh nghiệp là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng và Tổng công ty VIWASEEN. Với những thế mạnh về vốn, kinh nghiệm phát triển nhà và đô thị, năng lực thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình, sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhờ phát huy hiệu quả trong việc hợp tác, khai thác các yếu tố trong chuỗi giá trị và lợi thế quy mô.

Nhãn hiệu

Tin quảng cáo

  • Tin tức
Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh 2023
  • SỰ KIỆN LỚN TRONG NĂM
  • XEM NHIỀU NHẤT