• Tài khoản
    Mật khẩu

Hé lộ bí mật các nhãn hiệu nổi tiếng

Theo Cục Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ, bí mật thương mại không phải là thứ mà các công ty cố tình giấu giếm công chúng, mà đúng hơn là "thông tin các công ty giữ bí mật để tạo cho họ lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh".

Hãy cùng trang Discovery điểm lại một vài trong số những bí mật lớn nhất và có giá trị nhất mà các doanh nghiệp luôn muốn giữ kín cho riêng họ:


Sự kết hợp của 11 loại thảo mộc và gia vị để tạo nên món gà rán "liếm tay mới ngon" ("finger-lickin' good") của KFC là một bí mật thương mại được lưu truyền từ thời Đại tá Harland Sanders - người sáng chế ra món chính trong thực đơn của chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng thế giới này.

Tuy nhiên, chính Đại tá Sanders từng tuyên bố, đã có một số thay đổi đối với công thức của ông sau khi ông đã bán nhượng quyền thương mại. Công thức viết tay của món gà rán KFC đang được lưu trữ trong máy tính tại trụ sở của hãng ở Louisville, bang Kentucky, Mỹ. Chỉ có 2 giám đốc điều hành thực sự biết công thức bí mật và thêm một người nữa biết sự kết hợp hương vị để tạo nên món gà rán đặc trưng.


Nước sốt bí mật được sử dụng trong thực đơn Big Mac của hãng đồ ăn nhanh McDonald đã làm nảy sinh vô số giả thuyết về các thành phần của nó. Năm 2004, chuỗi nhà hàng ăn nhanh này thừa nhận đã để mất công thức gốc của món nước sốt bí mật sau khi công thức được chỉnh sửa theo một chính sách cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, McDonald đã có thể lấy công thức ban đầu sau khi liên lạc với một công ty cung cấp từng chế biến món nước sốt ban đầu và vẫn còn cố giữ công thức này.


Nói về thực phẩm, chúng ta không chỉ có các công thức món ăn được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngay cả các thành phần của cơ bản của chúng cũng có thể bị giữ kín. Cây trồng biến đổi gen như ngô, lúa mì, cỏ linh lăng, ... là một lĩnh vực kinh doanh lớn. Các công ty như Monsanto đã chèo lái lính vực kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la này bằng cách đầu tư một số lượng tiền bạc và thời gian bất thường vào việc nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới.

Monsanto luôn nỗ lực hết sức để bảo vệ các bí mật thương mại của công ty và thường khởi kiện các nông dân trồng cấy từ hạt giống của công ty nhưng để mùa màng bị hủy hoại - một việc làm gây tranh cãi và thường vấp phải vô số chỉ trích.


Google là một trong những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới và lý do cho thành công đó từ lâu vẫn là một bí mật. Thuật toán tìm kiếm mà Google sử dụng mỗi khi bạn nhập một truy vấn là chìa khóa dẫn tới thành công của công ty. Không giống như công thức bí mật của KFC hay Coca-Cola, thuật toán thường xuyên được chỉnh sửa và cập nhật để theo kịp với các xu hướng công nghệ.

Thuật toán của Google là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty đến mức các đối thủ cạnh tranh khác của họ có đang tận dụng các gợi ý từ cỗ máy tìm kiếm khổng lồ. Đầu năm nay, Google cáo buộc công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft đã sao chép các kết quả tìm kiếm của họ và đã có những ảnh chụp màn hình để chứng minh điều đó. Bing phản bác rằng họ không sao chép dữ liệu, mà đang quan sát hành vi của người sử dụng thông qua các cỗ máy tìm kiếm để cải thiện kinh nghiệm tìm kiếm của riêng họ.


Bạn đã tận mắt nhìn thấy iPhone thế hệ thứ năm mới? Bạn sẽ không có cơ hội đó trừ phi bạn là một nhân viên của hãng máy tính Apple. Trong thực tế, ngay cả sự tồn tại của nó cũng chỉ là tin đồn tại thời điểm này. Apple là một công ty đang nổi tiếng vì làm tất cả mọi thứ có thể để bảo vệ thông tin về các sản phẩm sắp tung ra thị trường trước các con mắt tò mò. Mặc dù thế hệ iPhone, iPad hay iPod tiếp theo có thể là một bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt thì nó cũng không thể ngăn chặn làn sóng đồn đoán về dòng sản phẩm mới của công ty.


Với tất cả các mối đe dọa khác nhau trên Internet, các công ty bảo mật máy tính như Symantec, McAfee hay Kaspersky Lab, ... luôn muốn bạn biết rằng bạn sẽ được an toàn với phần mềm của họ. Họ chỉ không tiết lộ cho bạn biết họ làm thế nào để đạt được điều đó. Những công ty này không công khai việc mã hóa của họ nhằm ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh ăn cắp ý tưởng của họ cũng như buộc bọn tội phạm mạng phải tự phỏng đoán.


Ngành công nghiệp tài chính cũng có quy mô lớn như bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Một phần tương đối lớn của ngành này là phần mềm thương mại tốc độ cao, dựa vào một thuật toán để đưa ra các quyết định nhanh như chớp, trong đó có tính đến rủi ro, thời gian, giá cả và những điều kiện thị trường khác. Những thay đổi nhỏ trên thị trường cũng có thể mang lại lợi nhuận kếch sù cho bất cứ ai đủ nhanh và đủ hiểu biết để tìm kiếm chúng. Hoạt động này được biết đến như kinh doanh tần suất cao hay giao dịch thuật toán.

Tất nhiên, các công ty kinh doanh tài chính muốn giữ công nghệ này như một bí mật. Cuối năm ngoái, một lập trình viên đã bị kết án đến 15 năm tù vì cố gắng làm tiền với một phần mật mã của tập đoàn đầu tư - tài chính Goldman Sachs. Xét đến cách KFC bảo vệ công thức mật của hãng, bạn sẽ không còn nghi ngờ gì về việc các công ty tài chính đã và đang làm mọi cách  để giữ kín bí mật trị giá hàng tỉ đô la của họ.


Bạn muốn biết những gì xảy ra khi bạn bỏ phiếu điện tử? Điều này rất khí vì đó là một bí mật thương mại. Cũng như các bí mật thương mại khác, các công ty sản xuất đang cố gắng bảo vệ mã phần mềm của họ trước sự dòm ngó của những đối thủ cạnh tranh khác, chứ không phải cử tri. Trước các cuộc bầu cử giữa kỳ năm ngoái của Mỹ, công ty Election Systems & Software đã kiện một nhân viên cũ tình nghi đã bán phần mềm dựa trên mã nguồn của họ. Sau một cuộc bầu cử gây tranh cãi ở bang Florida, Mỹ năm 2006, công ty trên cũng từng tuyên bố mã phần mềm của họ là một bí mật thương mại ngay cả khi một ứng cử viên tố cáo đã có một máy tính bị hỏng hóc và cho kết quả sai lệch.


Công nghệ quân sự có lẽ là lĩnh vực hàng đầu của tất cả các bí mật thương mại. Không chỉ các hãng sản xuất cạnh tranh nhau để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, xe bọc thép, vũ khí và khí tài quân sự tiên tiến, mà cả các nước cũng cạnh tranh với nhau để giành được một lợi thế quân sự. Hãy xem tác động của những bức ảnh mới công bố về chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc (ảnh trên) hay tên lửa đạn đạo chống tàu của nước này, vốn được quảng bá là có thể bắn hạ tàu sân bay của hải quân Mỹ.

Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức có xu hướng cho rằng các bí mật thương mại của họ là sống còn. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực quân sự.

 

 Theo Vietnamnet

Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh 2023
  • SỰ KIỆN LỚN TRONG NĂM
  • XEM NHIỀU NHẤT