• Tài khoản
    Mật khẩu

Câu lạc bộ ngân hàng nghìn tỷ

Những năm trước đây, câu lạc bộ nhà băng có lợi nhuận nghìn tỷ đồng thường loanh quanh ở 4 ngân hàng quốc doanh lớn, cộng thêm ACB, Techcombank và Sacombank. Ngân hàng Công thương (Vietninbank) và Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn được xếp vào nhóm “quốc doanh” vì cổ phần Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn. Khoảng 3 năm gần đây, nhóm này được bổ sung thêm Eximbank, Maritime Bank và Ngân hàng Quân đội. Riêng năm 2010, câu lạc bộ này được bổ sung thành viên mới nhất là Ngân hàng cổ phần Quốc tế (VIB).

Đây cũng là năm chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về tốc độ tăng trưởng của nhóm nhà băng cổ phần có lợi nhuận nghìn tỷ đồng. Tổ chức tín dụng cổ phần có quy mô lớn nhất (ACB) cũng là đơn vị có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 3.100 tỷ đồng, chỉ tăng 9% so với 2009. Hai tổ chức tín dụng đứng kế tiếp là Techcombank có lợi nhuận trước thuế là 2.750 tỷ đồng (tăng 21%) và Sacombank 2.831 tỷ đồng (tăng 30%). Ngân hàng Quân đội cũng có tốc độ tăng khoảng 30% và đạt 

Trong đó, tính đến 31/12/2010, các chi phí chưa tính đủ vào giá điện là 27.917 tỷ đồng. Trong đó có 1.282 tỷ đồng chi phí tiếp nhận điện hạ áp nông thôn từ 2010 trở về trước; 8.596 tỷ đồng lỗ do phát điện giá cao 2010; chênh lệch tỷ giá của tổng dư nợ ngoại tệ là 17.321 tỷ đồng... Bộ Tài chính cho rằng nếu năm 2011 không điều chỉnh giá thì ngành điện sẽ lỗ thêm 29.500 tỷ đồng nâng tổng số lỗ của các năm lên 57.417 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính nếu tính đủ chi phí đầu vào, giá điện phải tăng tới 62%. Tuy nhiên, để giảm sức ép tới chỉ số giá, đời sống người dân... giá điện phải kìm mức tăng từ từ và chuyển một phần lỗ sang các năm sau. Theo đó, giá điện bình quân chỉ tăng 165 đồng mỗi kWh, bằng 24,3% so mức đáng lẽ phải điều chỉnh.

Trong đó, đối với giá bán điện sinh hoạt 50KW đầu điều chỉnh lên bằng giá thành điện (từ 600 đồng lên 1.242 đồng mỗi kWh) để giảm bao cấp tràn lan. Đồng thời chỉ thực hiện bù giá cho hộ nghèo theo tiêu chí mới với số tiền 30.000 đồng mỗi tháng một hộ. Trường hợp nếu hộ nghèo sử dụng tiết kiệm điện dưới 50 kWh mỗi tháng) thì số tiền hỗ trợ tiết kiệm được dùng chi tiêu vào việc khác.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá điện tăng 165 đồng mỗi kWh sẽ tác động làm tăng CPI trực tiếp vòng 1 khoảng 0,38% (chưa tính được tác động của các vòng tiếp theo và yếu tố tâm lý).

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết, năm 2010 giá dầu thế giới tăng 28,7% so với bình quân năm 2009 và đầu năm 2011, giá tiếp tục vận động theo xu hướng tăng. Tuy nhiên, từ tháng 8/2010 đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đều nằm trong diện phải kìm chế tăng. Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ như 6 lần giảm thuế, 4 lần cho doanh nghiệp được trích quỹ bình ổn giá. Thế nhưng, do giá xăng của VN thấp so với mặt bằng chung khu vực khoảng 6.000-8.000 đồng nên tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn biến phức tạp.

Bộ Tài chính khẳng định đợt tăng giá bán lẻ xăng dầu lần này là không thể kìm được nữa vì giá thế giới đã vọt lên ngưỡng quá cao. Quỹ bình ổn đã sử dụng đến đồng xu cuối cùng, thuế nhập khẩu cũng đã giảm đến mức thấp nhất chỉ còn 0%. Bên cạnh đó, mức tăng 2.900 đồng đối với mỗi lít xăng và khoảng trên 3.000 đồng đối với mỗi lít dầu theo Bộ Tài chính cũng ở mức hợp lý. Bởi nếu tính đúng, tính đủ, giá mỗi lít xăng phải tăng khoảng 6.493 đồng, còn mỗi lít dầu tăng khoảng 6.260-6.692 đồng.

                                                                                                                    (Theo vnexpress.net)

Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh 2023
  • SỰ KIỆN LỚN TRONG NĂM
  • XEM NHIỀU NHẤT