Vietnam Post giữ vững vị trí thương hiệu mạnh của quốc gia nhờ chuyển đổi số toàn diện
Trong chặng đường phát triển, Vietnam Post đang
có những bước chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với mục
tiêu chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số, đảm
bảo dòng chạy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu.
Hệ thống kho ngoại quan của Vietnam Post được
trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
Phát
huy vai trò của doanh nghiệp bưu chính quốc gia với cơ sở hạ tầng và mạng lưới
bưu chính lớn nhất nước, Bưu điện Việt Nam xác định chuyển đổi số là ưu tiên số
một hiện nay, bởi đây là giải pháp quan trọng nhất để Vietnam
Post xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ số, chuyển đổi mô hình hoạt động, đẩy
nhanh quá trình tự động hóa, tối
ưu hoá vận hành và
nâng cao năng lực cạnh tranh, duy
trì nâng cao hiệu
quả, chất lượng các dịch vụ, qua đó tạo ra nhiều giá trị mới,
đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng: cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cộng
đồng xã hội.
Hiện
nay, Vietnam Post có nền tảng ứng
dụng công nghệ thông tin rất lớn, với hàng trăm ngàn máy tính và thiết bị
thông minh kết
nối mạng, hàng chục
ngàn điểm phục vụ kết
nối mạng online. Nhiều trung tâm khai thác chia chọn của Vietnam Post đã được
trang bị hệ thống chia chọn tự động, cập nhật, đồng bộ dữ liệu tự động. Các dây chuyền này được tích hợp với
các hệ thống công nghệ thông tin khác như bản đồ số Vmap, nền tảng địa chỉ số, ứng
dụng Post ID, ứng dụng phát DingDong dành cho bưu tá, Ví điện tử PostPay… xây dựng
quy trình liên hoàn, đồng bộ, tối ưu từ công đoạn chấp nhận, khai thác, chia chọn
đến phát hàng hóa tại địa chỉ khách hàng. Bên cạnh đó, Vietnam Post cũng đang nghiên cứu
thiết kế, lắp đặt các
trang thiết bị tự động hoá trên
diện rộng, hoặc triển
khai các công nghệ RPA (Robotics Process Automation: công nghệ tự động hoá dựa
trên mô phỏng hành vi của con người).
Vietnam Post đã định danh và xác thực được hơn
220.000 tài khoản trên hệ thống PostID
Vietnam
Post hiện đang triển khai hàng chục hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, giúp tự động hoá các khâu vận hành như marketing, bán
hàng, phục vụ đơn hàng; hỗ trợ
chăm sóc khách hàng; đến
hoạt động đối
soát, thanh toán và
tái tục, bán chéo,…
Bên
cạnh đó, ngoài những ứng dụng công nghệ thông tin trong mạng lưới, thời gian
qua Vietnam Post cũng đã triển khai nhiều ứng dụng khác như sàn thương mại điện
tử Postmart, nền tảng địa chỉ số, bản đồ số Vmap, sàn giao dịch vận tải... đem
lại lợi ích cho các doanh nghiệp bưu chính và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống,
xã hội, trở thành cánh tay nối dài của các cấp chính quyền. Chuyển đổi sang Bưu chính số tại Vietnam Post cũng nằm trong chiến lược
chung của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), coi các mạng bưu chính công cộng
và dịch vụ bưu chính công ích là một trong những động lực để phát triển kinh tế
- xã hội.
Hệ thống dây chuyền chia chọn tự động ứng dụng
công nghệ Cross Belt giúp rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng và gia tăng độ
chính xác
Trong
tương lai với mục tiêu hướng tới cung cấp dịch vụ số đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của mọi người dân, hỗ trợ nông thôn phát triển, Vietnam Post sẽ tập trung phát
triển các nền tảng công nghệ thông tin để phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt của
Doanh nghiệp Bưu chính quốc gia nhằm tối ưu hóa nguồn lực và góp phần xây dựng
kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.